Khi mua nhà hoặc xây nhà, việc xem phong thủy là điều quan trọng của nhiều người. Họ thường chú trọng phong thủy theo “Trái Thanh Long, phải Bạch Hổ, tiền Chu Tước và hậu Huyền Vũ”. Vậy, Chu Tước là con gì? Ý nghĩa của chu tước trong phong thủy là gì? Hôm nay, Phatphongthuy sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề liên quan về Chu Tước qua nội dung sau.
Chu Tước là con gì?
Chu Tước thuộc một trong Tứ Tượng (Thanh Long – Bạch Hổ – Chu Tước – Huyền Vũ) của Thiên văn học Trung Quốc. Chu Tước có hình dáng như một con chim sẻ màu đỏ, thời cổ gọi là Chu Điểu. Một linh vật thiêng liêng với nhiều người.
Chu Tước thuộc hành gì?
Chu Tước hóa thân từ ngọn lửa thiêng, mang hỏa tính nơi mình và có màu đỏ là màu của hành Hỏa, hướng Nam và mùa Hạ. Người ta cũng gọi Chu Tước với tên gọi Hỏa Điểu hoặc Đan Điều.
Chu Tước xuất hiện là điềm gì?
Chu Tước thuộc hành Hỏa. Theo Ngũ hành (Kim – Mộc – Thủy – Thổ – Hỏa) thì Hỏa kỵ Thủy. Do đó, Chu Tước bay lên trời phương Nam là điềm báo nơi đó sắp diễn ra một trận mưa rất lớn.
Có thể thấy rõ điều này khi vào năm 2020, nhiều người thấy một hiện tượng bầu trời rực đỏ có hình dáng của chim Chu Tước tại Hà Giang. Sau đó, nơi đây xảy ra một trận lũ lụt bất thường trước khi vào mùa mưa lũ.
Ý nghĩa của Chu Tước trong phong thủy
Theo thiên văn học Trung Hoa, Chu Tước thuộc chòm sao phương Nam gồm 7 sao:
- Tỉnh Mộc Hãn – Sao Tỉnh: tượng hình mỏ chim
- Quỷ Kim Dương – Sao Quỷ: tượng hình mào chim
- Liễu Thổ Chương – Sao Liễu: tượng hình diều chim
- Tinh Nhật Mã – Sao Tinh: tượng hình cổ chim
- Trương Nguyệt Lộc – Sao Trương: tượng hình bụng chim
- Dực Hỏa Xà – Sao Dực: tượng hình cánh chim
- Chấn Thủy Dẫn – Sao Chẩn: tượng hình đuôi chim
Trong Sử ký Thiên quan thư có câu “Cung phía nam là Điểu”. Chu nghĩa là màu đỏ, theo tượng Ngũ hành của phương Nam nên mới có tên Chu Điểu. Các chuyên gia địa lý cũng dùng khái niệm này để chỉ về hình thế núi sông phía trước huyệt mộ. Trong ‘Quách Phác Táng kinh’ có viết: “phía trước huyệt mộ là Chu Tước, phía sau là Huyền Vũ”.
Ngoài ra, Chu Tước còn dùng để chỉ địa hình phía trước dương trạch. Đối chiếu văn minh phương Tây thì có thể so sánh Chu Tước với Phoenix – một nơi phát triển, có sự trường sinh.
Theo các chuyên gia phong thủy thì nhận định rằng:
- Nếu Chu Tước là núi thì cần phải ngay ngắn, hoạt bát thanh tú, nhảy múa tung tăng.
- Nếu Chu Tước là sông ngòi thì nên uốn lượn khúc ôm vòng
Chu Tước có phải là Phượng Hoàng không?
Nhiều người thường nhầm lẫn và cho rằng Chu Tước là Phượng Hoàng. Vậy, sự thật đó có phải vậy không? Phượng Hoàng hay Chu Tước mạnh hơn?
Chu Tước và Phượng Hoàng khác nhau như thế nào?
Theo mô tả thì Chu Tước và Phượng Hoàng có ngoại hình tương đương nhau và có màu đỏ đặc trưng. Đây cũng là lý do khiến nhiều người nhầm lẫn nhưng thực ra chúng là hai sinh vật khác nhau.
Theo truyền thuyết cổ đại Trung Hoa, Phượng Hoàng được sinh ra trong một chi của Bàn Cổ, Chu Tước là Ngũ Hành, giữa chúng không có sự tương đồng nhau.
Theo quan điểm phương Tây thì đồng hóa coi Chu Tước là chim Phượng Hoàng. Nhưng với quan điểm phương Đông thì giữa Chu Tước và Phượng Hoàng là khác nhau.
Trong đó, Chu Tước là một trong Tứ Tượng (Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ) của Thiên văn trăm năm xuất hiện. Mỗi thần thú gắn liền với một phương và một màu sắc chính. Ngược lại, Phượng Hoàng là một trong bốn linh thú lớn trong Tứ Linh (Long – Lân – Quy Phượng) trong thần thoại Trung Hoa và các nước Đông Á tượng trưng cho sự cát tường và điềm tốt lành.
Chu Tước và Phượng Hoàng ai mạnh hơn?
Phượng Hoàng là loài vật linh thiêng lịch sử một thời và cai trị những loài chim gắn với hình ảnh Hoàng hậu trong văn hóa Trung Hoa. Trong khi đó, Chu Tước là thần thú cổ xưa trong Thiên văn và tử vi phong thủy Trung Quốc.
Tứ tượng là tập hợp linh khí Ngũ hành, chúng sẽ làm theo quy luật thiên địa như xoay chuyển của 4 mùa chứ không sinh ra cái tham vọng hoặc tính cá nhân như các loài thú khác. Vậy nên, tứ tượng sẽ không bao giờ tự đi đánh nhau cả. Chúng sẽ tự chống trả khi bị uy hiếp và sức mạnh chống trả sẽ không quá lớn so với mối nguy hiểm. Ngược lại, tứ linh có sức mạnh vô biên, biểu tượng cho sức mạnh trời đất.
Cách bố trí tượng Chu Tước hợp lý theo chuẩn phong thủy
Chu Tước là linh thú trong thần thoại trong thiên văn, tử vi và phong thủy nên được nhiều người áp dụng vào việc xây nhà và mua nhà. Theo đó, đời người chỉ có một lần xây nhà nên việc chọn hướng cửa luôn là điều quan trọng. Như một sự khởi đầu mới cho gia chủ, giúp gia chủ làm ăn thuận lợi, may mắn.
Vị trí đặt tượng Chu tước
Về việc đặt tượng Chu Tước sẽ có vị trí tốt và vị trí xấu. Nên đặt ở vị trí tốt và tránh vị trí xấu để mang đến sự tích cực của linh vật.
- Thích hợp nhất là nên đặt ở rộng rãi, có thể đón được ánh nắng mặt trời, tích lũy điều may mắn
- Tránh đặt Chu Tước ở các khe hở, tức là lối vào nhà để xe hoặc lỗ thông gió đặt trước nhà
- Chủ nhà tuyệt đối không xây cửa nhà đối diện với nhà người khác
- Nếu ngôi nhà của bạn bị các ngôi nhà khác hoặc các tòa nhà cao tầng bao quanh che chắn thì Chu Tước không được hấp thụ tốt. Do đó, cần phải điều chỉnh để ‘Chu Tước ngóc đầu lên’ đúng với câu nói trong sách cổ.
- Khi trước nhà bạn có các cột điện lớn hoặc thấp, trạm áp thì sẽ không tốt cho chủ nhà, sẽ dẫn đến tiền mất tật mang
Cách bày trí tượng Chu Tước trong nhà
Hai yếu tố cần quan tâm trong việc bày trí tượng Chu Tước trong nhà đó là sự thông thoáng và tránh gò bó.
- Sự thông thoáng: Theo dân gian thì Chu Tước thuộc quẻ Càn, thân thuộc dương nên cần một sự thông thoáng, không để âm dương cân bằng. Khi đặt ‘chim đỏ’ trước nhà thì cần phải chọn nơi có thể đón vận khí, không bị che bởi tòa nhà hoặc núi cao, cản trở việc thịnh vượng.
- Tránh gò bó: Chu Tước có chức năng là thu thập linh khí nên những khu dân cư hoặc tập trung đông người sẽ không tốt, không hút tài lộc cho chủ nhà. Vì thế, hãy chọn một nơi rộng tài và không bị cản trở bởi các công trình, các dự án xung quanh chắn ngang… sẽ bất lợi cho của cải của gia chủ.
Điều kiêng kỵ và nên làm trong ngày Chu Tước hắc đạo
Ngày Chu Tước hắc đạo là gì? Theo các nhà thiên văn cổ đại, tại từng thời điểm trong ngày nguồn năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất khác nhau. Nếu nguồn năng lượng đó tốt mang đến sự may mắn được gọi là ngày Hoàng Đạo. Ngược lại, nguồn năng lượng chiếu xuống gây bất lợi về sức khỏe, tâm lý… gọi là ngày Hắc Đạo.
Áp dụng với Chu Tước thì ngày Chu Tước hắc đạo là thời điểm mà nguồn khí không tốt, ảnh hưởng không ít nhiều đến công danh tài lộc của chủ nhà. Bởi nên cần tìm hiểu và tránh làm các việc trong ngày đặc biệt này.
Nên làm gì trong ngày Chu Tước hắc đạo?
- Sản xuất, chế tạo các dụng cụ săn bắt
- Phòng chống các mầm bệnh, diệt sâu bọ, chuột, vệ sinh tiêu độc và khử trùng nơi ở của các gia cầm, gia súc
- Chọn ngày đặt hoặc treo các vật phẩm phong thủy để hóa giải sát khí
- Vứt bỏ hoặc tiêu hủy các đồ đạc cũ
- Xét xử, thi hành án với các phạm nhân
- …
Không nên làm gì trong ngày Chu Tước hắc đạo?
- Không nên động thổ, khởi công trong ngày Chu Tước hắc đạo
- Khai trương, ký hợp đồng và cầu tài lộc
- Tổ chức hôn lễ
- Nhập học, nộp hồ sơ, mua xe, mua nhà…
- Tránh việc xuất hành
- …
Lời kết
Trên đây là bài viết chia sẻ tất cả các thông tin chi tiết và cụ thể nhất về Chu Tước là gì? Hy vọng, phần nào giúp mọi người có lời giải đáp rõ ràng nhất. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại câu hỏi ở phần dưới cùng để Phatphongthuy giúp bạn trả lời nhé!