Tứ tượng là gì? Ý nghĩa và cách phân biệt tứ linh với tứ tượng

Tứ tượng là gì là thắc mắc của nhiều người nghiên cứu phong thủy hiện nay. Đây được coi là một biểu tượng phổ biến trong tín ngưỡng Á Đông và đại diện cho bốn loài linh vật là Bạch Hổ, Thanh Long, Huyền Vũ và Chu Tước. 4 linh vật này cũng là biểu tượng cho 4 hướng là Đông, Tây, Nam, Bắc. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa của tứ tượng và cách để phân biệt giữa tứ linh và tứ tượng.

Tứ tượng là gì? Nguồn gốc của tứ tượng?

Tứ Tượng trong tiếng Trung được viết là 四象 và có nghĩa là “bốn biểu tượng”. Bốn biểu tượng này đại diện cho bốn phương trong văn hóa tín ngưỡng của người Trung Hoa nói riêng và văn hóa tín ngưỡng của người Á Đông nói chung.

Tứ tượng cụ thể bao gồm Thanh Long, Chu Tước, Bạch Hổ và Huyền Vũ. Ngoài ra, Tứ Tượng còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Tứ Thần, Thiên chi Tứ Linh hay Tứ Thánh.

tu tuong la gi 1 - Tứ tượng là gì? Ý nghĩa và cách phân biệt tứ linh với tứ tượng

Theo học giả Trần Cửu Kim, Tứ Tượng thực chất có nguồn gốc từ các vật tổ trong tín ngưỡng của các dân tộc tại bốn phương. Rắn rùa (Huyền Vũ) là vật tổ của người Hoa Hạ ở phía Bắc, Rồng (Thanh Long) là vật tổ của người Đông Di ở phía Đông, Chim (Chu Tước) là vật tổ của người Thiếu Hạo ở phía Nam, Hổ (Bạch Hổ) là vật tổ của người Tây Khương ở phía Tây.

Màu sắc ứng với từng Tứ Tượng được xem là phản ánh màu đất ở các khu vực tương ứng của Trung Quốc. Đất ngập nước màu xám xanh ở phía Đông, đất mặn màu trắng ở các sa mạc phía Tây, đất giàu sắt đỏ ở phía Nam và đất đen giàu chất hữu cơ ở phía Bắc.

Tứ tượng bao gồm những linh vật nào?

Khi tìm hiểu tứ tượng là gì ở phần trên, chúng ta đã biết tứ tượng gồm những linh vật như sau:

Thanh Long

Đây là linh vật đứng đầu Tứ Linh. Hình tượng của Thanh Long là giống rồng xanh, sức mạnh lớn và không thể đánh bại. Thần thường được mô tả đi kèm với đám mây, sương mù, có khả năng di chuyển trên mặt đất và bay lên trời để gây ra gió, mưa. 

Theo truyền thống, Thanh Long được coi là thần thú xuất hiện từ thời kỳ sơ khai của vũ trụ và là biểu tượng của sức mạnh, linh khí. Trong thời đại của thánh nhân, Rồng xanh trở thành linh thú bảo vệ phương Đông và chống lại tà ma.

Thanh Long

Ở Việt Nam, hình ảnh của Rồng xanh thường được sử dụng để tượng trưng cho vua chúa và biểu hiện sự uy nghiêm, quyền lực của đất nước. Rồng xanh thường được tôn kính tại các địa điểm linh thiêng như miếu, chùa. 

Nhiều người còn dùng hình ảnh của Rồng để trấn giữ dương khí và xua đuổi tà ma bằng cách vẽ lên lá bùa và dán trước cửa nhà. Trong phong thủy, việc áp dụng Thanh Long trong xây dựng nhà cửa cũng được coi là biện pháp giúp gia đình thịnh vượng và sung túc hơn.

Bạch Hổ

Bạch Hổ trong tứ tượng là gì? Bạch Hổ là hình tượng của con hổ màu trắng. Linh vật này được coi là biểu tượng của sức mạnh, dũng mãnh và sự chiến đấu dũng cảm cho đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ quốc gia. Bạch Hổ xuất hiện trong thần thoại từ thời sơ khai và mang theo linh khí của đất trời cùng khả năng vượt qua mọi thách thức.

Bạch Hổ

Bạch Hổ thường được kết hợp với hình ảnh của Thanh Long để chiến thắng yêu ma, quỷ quái và đảm bảo bình yên cho phương Tây. Trong truyền thống Châu Á, Bạch Hổ được tôn là vua của mọi loài. Ở Việt Nam, người ta coi Bạch Hổ là biểu tượng của chiến binh và sử dụng hình ảnh của nó trong quân sự. Ngoài ra, tập tục xây tượng hoặc vẽ hình của Hổ trắng ở ngoại cửa chùa, đình hoặc miếu thờ ông Hổ được coi là biện pháp xua đuổi tà ma và mang lại may mắn.

Chu Tước

Chu Tước là hình tượng của con chim sẻ có lông màu đỏ và được biết đến dưới các tên gọi khác như Đan Điểu hay Chu Điểu. Tương tự như Phượng Hoàng, Chu Tước được cho là được sinh ra từ lửa và tượng trưng cho tình yêu, đam mê. 

Theo truyền thuyết, từ thời sơ khai, khi loài người và muôn thú chưa xuất hiện, ánh sáng Thái cực được phân tách thành Tứ Tượng và biến thành Bát Quái. Cung Ly trong Bát Quái sau này hiện hình thành linh vật có dáng vẻ giống chim, toàn thân đỏ rực và được gọi là Chu Tước.

Chu Tước

Ý nghĩa của Chu tước trong tứ tượng là gì? Chu Tước được xem là biểu tượng của lòng từ bi và sẵn sàng hy sinh cho chính nghĩa. Nó có khả năng xoa dịu sự cô độc và đau khổ và nước mắt của nó được tin là có thể cải tử hồi sinh. Sau khi hy sinh, Đại Bi Tâm của Đan Điểu được cho là phát ra đại linh quang, hồi sinh từ đống tro tàn và trở thành một trong Tứ Tượng.

Chu Tước hiện nay có ảnh hưởng lớn trong văn hóa phương Đông, đặc biệt là trong phong thủy xây dựng. Người Việt thường chừa trống một khoảng đất phía trước nhà để biểu thị hình ảnh tiền Chu Điểu. Nhiều người cũng sử dụng các vật phẩm hoặc trang sức hình Chu Tước để thu hút tài lộc và may mắn.

Huyền Vũ

Huyền Vũ trong tứ tượng là gì? Huyền Vũ là linh vật cổ của Trung Hoa và liên quan đến truyền thuyết về thủy tổ của người Trung Quốc. Phục Hy là tổ phụ biểu tượng bằng con rắn, Nữ Oa là tổ mẫu biểu tượng bằng con rùa.

Huyền Vũ

Sự phối hợp giữa rắn và rùa là biểu trưng cho sự ổn định và trường tồn. Ngoài ra, Huyền Vũ còn liên quan mật thiết đến vị thần quyền năng trong Đạo Giáo là Huyền Thiên Trấn Vũ Đại Đế và truyền thuyết dân gian về thánh thú được sinh ra ở Sơn Hải Giới. Ở Việt Nam, Huyền Vũ được coi trọng và thờ tại Đền Quán Thánh từ đời Vua Lý Thái Tổ.

Ý nghĩa của tứ tượng cùng 28 chòm sao

Sau khi tìm hiểu tứ tượng là gì? Chúng ta có thể tìm hiểu mối quan hệ mật thiết giữa tứ tượng và 28 chòm sao. Để xác định vị trí của mặt trời và mặt trăng trên bầu trời, các ngôi sao được chia thành 28 chòm và phân bố vào 4 hướng:

Ý nghĩa của tứ tượng cùng 28 chòm sao
  • Hướng Đông (hướng Thanh Long) bao gồm các chòm sao như Giác Mộc Giao, Đê Thổ Lạc, Cang Kim Long, Phòng Nhật Thố, Vĩ Hỏa Hổ, Tâm Nguyệt Hồ và Cơ Thủy Báo.
  • Hướng Bắc (hướng Huyền Vũ) có các chòm sao như Kim Ngưu, Đẩu Mộc, Nữ Thổ Bức, Nguy Nguyệt Yến, Hư Nhật Thử, Thất Hỏa Trư và Bích Thủy Du.
  • Hướng Tây (hướng Bạch Hổ) bao gồm Lâu Kim Cẩu, Khuê Mộc Lang, Vị Thổ Trĩ, Tất Nguyệt Ô, Mão Nhật Kê, Chủy Hỏa Hầu và Sâm Thủy Viên.
  • Hướng Nam (hướng Chu Tước) gồm Quỷ Kim Dương, Tỉnh Mộc Hãn, Liễu Thổ Chương, Trương Nguyệt Lộc, Tinh Nhật Mã, Dực Hỏa Xà và Chấn Thủy Dẫn.

Vì vậy mà Thất Tinh gồm 7 chòm sao và tạo thành hình cái ca múc nước. Hướng của tay cầm cái ca chỉ về Đông sẽ dự báo mùa xuân, về Nam là mùa hè, về Tây là mùa thu và về Bắc là mùa đông.

Tứ linh là gì? 

Để biết cách phân biệt tứ linh và tứ tượng là gì, chúng ta cần tìm hiểu thêm về tứ linh. Tứ linh là bốn linh vật thần thoại bao gồm rồng, phượng, kỳ lân và rùa. Rồng có khả năng gọi gió và mưa; kỳ lân thể hiện đức hạnh, lòng nhân hậu và là biểu tượng của hòa bình và thịnh vượng; phượng hoàng đại diện cho sự hòa hợp và cai trị nhân gian; rùa có khả năng đoán trước tương lai và là biểu tượng của trường thọ. Tứ linh được xem là biểu tượng của điềm lành và sự hòa hợp trong văn hóa truyền thống.

Tứ linh là gì? 

Cụm từ “tứ linh” xuất phát từ quan niệm nếu có thể thuần hóa rồng, các loài có vảy sẽ tuân theo. Khi thuần hóa phượng, các loài chim sẽ tuân theo. Khi thuần hóa kỳ lân, các loài muôn thú sẽ tuân theo và nếu thuần hóa được rùa thì lòng người sẽ tuân theo.

Tứ linh gồm những linh vật nào?

Như đã đề cập ở trên, tứ linh bao gồm những linh vật như sau:

Rồng

Điểm khác biệt giữa Rồng trong tứ linh và Thanh Long trong tứ tượng là gì? Rồng trong tứ linh được mô tả với nhiều đặc điểm khác nhau như giống lạc đà, mắt giống tôm, có sừng giống hươu, tai giống bò, vảy như cá chép, cổ giống rắn, bàn tay như hổ và móng vuốt như đại bàng. 

Rồng được coi là biểu tượng của quyền lực và phẩm giá bởi các bậc hoàng đế. Đồng thời rồng cũng là hiện thân của đức hạnh, sức mạnh và may mắn đối với người dân. 

Rồng

Rồng thường được cầu nguyện trong những thời kỳ khắc nghiệt như hạn hán hoặc đói kém với hy vọng mang lại mưa thuận gió hòa và sự giúp đỡ cho người dân. Do đó, rồng là linh thú thiêng liêng nhất và thường được thể hiện trên kiến trúc, đền chùa và các đồ dùng của vua.

Kỳ lân

Kỳ lân được mô tả với đầu như sư tử, sừng hươu, mắt hổ, mình nai sừng tấm, vảy rồng và đuôi bò. Tính tình hiền lành và tốt bụng của nó mang lại sức sống cho môi trường xung quanh. Thậm chí cả những vùng đất khô cằn cũng có thể hồi sinh khi có sự hiện diện của kỳ lân.

Kỳ lân

Kỳ lân không chỉ là biểu tượng của sự may mắn, lòng nhân hậu và chính trực mà còn có khả năng xua đuổi tà ma. Sự xuất hiện của kỳ lân thường báo hiệu về sự ra đời hoặc cái chết của một vị thánh hay một nhà lãnh đạo. Ví dụ, vào đêm Khổng Tử ra đời, một con kỳ lân đã đến nhà và ngậm ngọc văn. Điều này đã dự đoán ông sẽ trở thành một vĩ nhân.

Long quy

Điểm khác biệt giữa tứ linh và tứ tượng là gì? Đó là trong tứ linh có Long quy và được mô tả là linh vật có đầu rồng, thân rùa. Đây biểu tượng của sức mạnh và sự bền vững. Chúng có khả năng trấn trạch, xua đuổi tà ma, giải quyết mâu thuẫn và thu hút sự giàu có và danh tiếng cho chủ nhân.

Lưng và đuôi của long quy ngăn cản tà khí và đầu rồng biểu thị sự cầu phúc. Khi đặt long quy ở vị trí tài lộc, đặc biệt là tam tài hoặc nơi có nước thì có thể thu hút tài lộc hiệu quả.

Long Quy

Rùa là một loài động vật thực tế và được coi là biểu tượng của sức khỏe và sự trường thọ. Nhờ vào sức chịu đựng đói khát và sức sống ngoan cường mà rùa có thể sống hàng trăm năm. Rùa tượng trưng cho sự giàu có và sức mạnh. Trong truyền thuyết, chân của rùa được cho là đã nâng đỡ bầu trời và mặt đất. Điều này đảm bảo sự bình yên cho mọi linh hồn đang sống.

Phượng hoàng

Phượng hoàng là vị vua của các loài chim trong truyền thuyết và tượng trưng cho sự may mắn, hòa bình và tinh khiết. Theo truyền thuyết, mỗi 500 năm, chúng sẽ tái sinh từ tro lửa một lần. Với hình dáng cao 6 thước, cổ rắn, đầu gà, hàm én, lưng hổ, phượng hoàng được coi là biểu tượng của quyền lực và thịnh vượng.

Phượng hoàng

Cách phân biệt tứ linh và tứ tượng là gì?

Sau khi tìm hiểu về tứ linh và tứ tượng, mọi người có thể phân biệt được khái niệm này theo cách sau:

Cách phân biệt tứ linh và tứ tượng là gì?
  • Biểu tượng: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ là hình tượng hóa cho hướng và 28 chòm sao trong thiên văn học. Trong khi Long, Lân, Quy, Phụng là các loài vật cụ thể như Rồng, Kỳ lân, Rùa và Phượng hoàng.
  • Chủng loại: Tứ linh bao gồm Rồng, Kỳ Lân, Rùa và Phượng hoàng, trong khi tứ tượng gồm Rồng, Hổ, Phượng hoàng và Rùa kết hợp với rắn.
  • Đặc điểm: Trong tứ linh, rùa còn được gọi là long quy (rùa đầu rồng). Còn trong tứ tượng, rùa là một con rùa kết hợp với rắn.
  • Vai trò: Tứ Tượng đóng vai trò như những linh vật bảo vệ không gian, thời gian, duy trì sự ổn định của bốn phương, bốn mùa và giữ cân bằng giữa các yếu tố tự nhiên. Trong khi đó Tứ Linh là biểu tượng của sự may mắn và thịnh vượng, mang lại điềm lành và thể hiện sức mạnh vượt lên trên thời gian. Nó gợi lên niềm tin vào sức mạnh và vận may.

Hy vọng bài viết trên đã giúp mọi người tìm hiểu rõ hơn về tứ linh, tứ tượng là gì và cách phân biệt hai khái niệm này. Chắc chắn thông tin này rất hữu ích với những ai tìm hiểu về phong thủy và muốn bày trí những linh vật này trong nhà để thu hút nhiều tài lộc, may mắn. 

Tặng SAO cho tác giả post

Ý kiến về bài viết Tứ tượng là gì? Ý nghĩa và cách phân biệt tứ linh với tứ tượng

Lên đầu trang